Bài viết hôm nay Savi Fashion xin chia sẻ về in lụa. Công nghệ in áo thun được sử dụng trong may áo đồng phục nhiều nhất hiện nay.
In lụa là gì?
Nhìn chung in lụa là công nghệ in áo thun được biến tấu ra nhiều tên gọi khác nhau so với tên truyền thống.
Bản chất của sự thay đổi này chính là sự thay thế trong chất liệu cấu tạo của bản lưới. In lụa truyền thống được sử dụng bản lưới làm bằng làm bằng tơ lụa. Trong khi rất nhiều phương pháp in biến tấu từ in lụa được sử dụng bản lưới bằng vải bông, lưới kim loại,,…
Kỹ thuật in lụa ban đầu thường chỉ sử dụng nhiều trong in giấy, in trên da. Sau đó mới xuất hiện trên mặt vải áo. Ban đầu người ta chỉ sản xuất bằng thủ công.
Nhằm nâng cao năng suất cũng như cải tiến hơn về chất lượng. Dần các máy in cũng xuất hiện thay thế cho bàn tay con người.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp in bằng máy, những người thợ phải đảm bảo nắm rõ kỹ thuật. Cũng như phải thật tỉ mỉ, khéo léo mới cho ra những thành phẩm chất lượng.
In lụa được xem là công nghệ in áo thun cho ra hình ảnh chất lượng, sắc nét đi kèm với sự bền bỉ nhất.
Nguyên lý in lụa trên áo thun
Công nghệ in áo thun in lụa sử dụng mực in linh hoạt, phù hợp với những đặc tính vải khác nhau. Một số loại mực thông thường được sử dụng có thể kể đến như: mực gốc dầu, mực nước,…
Những loại mực này có khả năng in trên các chất liệu vải phổ biến như vải cotton, vải kaki, vải cá sấu,…
Công nghệ in áo thun in lụa sau khi pha trộn mực. Thông qua khuôn in để tạo thành những hình in như yêu cầu. Kết hợp với mực thẩm thấu qua lưới in, cùng với các hóa chất chuyên dụng sẽ kết dính mực trên bề mặt vải áo. Giúp hình in được bám chặt và bền hơn.
Quy trình sử dụng công nghệ in áo thun: in lụa
Thứ nhất, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: chuẩn bị khung, keo, bảng lưới. Vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ, để hình in khi hoàn thành sẽ được sắc nét hơn.
Thứ hai, pha keo, pha mực. Keo cần bôi kín trong vòng bảng để mực khi thẩm thấu sẽ được kết dính nhanh hơn. Công đoạn pha mực tùy vào chất liệu vải mà chọn loại mực phù hợp.
Thứ ba, in thử, xem xét lại hình in đã đạt đúng yêu cầu chưa.
Thứ tư, tiến hành in sản lượng. Nếu bước thứ ba đã đạt chuẩn rồi thì tiến hành in hàng loạt với số lượng lớn.
Thứ năm, sấy khô thành phẩm
Những ưu điểm và hạn chế của công nghệ in áo thun: in lụa
Như đã nói trên in lụa là công nghệ in áo thun được ưa chuộng nhất trong ngành may áo thun đồng phục. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. In lụa có:
Ưu điểm
• Đầu tiên là mẫu hình in sắc nét, bền đẹp
• In lụa có thể in được với số lượng ít, in nhiều mẫu mã khác nhau
• Có thể in chuyển sắc với những mẫu đơn giản
• Giá thành rẻ, thông dụng
Hạn chế
• Chỉ có thể in chuyển sắc với những hình in đơn giản, không cầu kỳ
• Chất lượng hình in có thể không cao nếu như áp dụng trên bề mặt vải không phù hợp với mực in.
Công nghệ in áo thun này thường được các doanh nghiệp chọn để in trên áo thun đồng phục với số lượng lớn. Mực in chuyên dụng cũng thân thiện với môi trường. Không gây kích ứng da nên có lẽ đây là đặc điểm giúp khách ưa chuộng in lụa.
Xưởng may in áo thun đồng phục chất lượng
Savi Fashion – công ty may đồng phục uy tín, chất lượng sẽ là địa chỉ tin cậy nhất. Nếu quý doanh nghiệp muốn đầu tư cho nhân viên mình một chiếc áo đồng phục đơn giản nhưng không kém phần tinh tế.
Quý khách hàng có nhu cầu may in đồng phục. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp Savi Fashion để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.
Savi Fashion – hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN SAVI FASHION – NÂNG TẦM SẮC VIỆT
– Hotline: 0924 99 26 99
– Địa chỉ : 490 A, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
– Website: https://savifashion.vn/