Đồng phục là trang phục mặc hàng ngày của hầu hết các ngành nghề. Vì vậy chúng ta phải biết cách bảo quản chúng sao cho những bộ đồng phục luôn được bền đẹp. Để làm được điều này cũng không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để bảo quản những bộ đồng phục tốt nhất, để bạn có thể tự tin khoác chúng lên người mỗi ngày làm việc hay đến trường.
1. Đồng phục là áo sơ mi
Những bộ đồng phục nhất là những bộ đồng phục công sở thường có gam màu sáng. Không nên giặt chúng chung với các loại quần áo có màu hay sử dụng bột giặt. Bạn nên sử dụng nước nóng và nước giặt để giặt tay hoặc giặt máy với chế độ thích hợp.
Trước khi bắt đầu với việc giặt chúng, bạn nên đọc tất cả các kí hiệu và hướng dẫn sử dụng bên trong áo đồng phục. Nhà thiết kế họ thường biết cách sử dụng tốt nhất dựa vào chất liệu và màu sắc của vải. Tiếp theo các bạn phải lấy hết những gì có trong túi áo ra và cài một số khuy áo lại để tránh áo bị nhăn, xoắn.
Các hộ gia đình thường sử dụng những chiếc máy giặt phù hợp với tất cả các loại trang phục. Chính vì thế hãy chọn chế độ phù hợp nhất để giữ lại độ bền cho áo và máy giặt.
Nước ấm hoặc nước nóng là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho áo sơ mi. Đối với áo sơ mi trắng bạn có thể cho thêm một chút nước ấm. Hoặc thêm một chút thuốc tẩy vào để giữ cho áo luôn có được màu trắng sáng. Lưu ý rằng bạn không nên lạm dụng thuốc tẩy vì sử dụng nhiều sẽ làm cho áo của bạn mủn, dễ rách hơn.
2. Đồng phục là áo thun
Nhiều người cho rằng cách bảo quản áo thun thì cực kì đơn giản nhưng thực tế thì việc bảo quản áo thun cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi giặt đồng phục áo thun.
Khi áo thun vừa được xưởng thiết kế xong, bạn không nên đem đi giặt ngay. Nên chờ cho các hình in khô, đã bám chắc vào áo rồi mới đem đi giặt, tránh làm bong chóc hay hình in bị mờ.
Lần giặt đầu tiên bạn nên giặt bằng nước lã, không giặt với xà phòng và vò nhẹ bằng tay. Áo thun có màu đậm rất dễ phai, bạn không nên giặt chung chúng với các loại quần áo khác để tránh làm loang màu.
Bạn nên sử dụng nước ấm và ngâm cùng nước giấm khoảng 15 – 20 phút để giữ cho màu áo thun lâu hơn và không bị ra màu trong quá trình giặt.
Nên giặt áo thun bằng nước lạnh hoặc nước ấm khoảng 40 độ. Tránh nhiệt độ cao gây ra áo thun sẽ bị giãn và chảy xệ.
Áo thun có các hình in thì không nên đổ xà phòng trực tiếp lên hình in. Không dùng các chất tẩy rửa cao với áo thun màu.
Không nên dùng các chất tẩy rửa hoặc những loại bột giặt có chất tẩy trắng giống như áo sơ mi.
Chúc các bạn thành công trong việc bảo quản đồng phục !