May đồng phục phù hợp ngành F&B ( Food & Beverage captain)

May đồng phục phù hợp ngành F&B ( Food & Beverage captain)

Đồng phục của ngành F&B – ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam những năm gần đây trở nên quen thuộc khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp mang thương hiệu nước ngoài về Việt Nam kinh doanh theo mô hình nhượng quyền.

May đồng phục mỗi nhánh trong ngành F& B khác nhau như thế nào và tại sao lại có sự khác nhau như vậy, hôm nay hãy cùng Savi Fashion tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

1. May đồng phục cho cửa hàng thức ăn nhanh

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lotteria, Popeyes, …

Để phát triển thương hiệu và tạo ra sự ấn tượng đối với khách hàng thì đồng phục chính là mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng.

May đồng phục phù hợp ngành F&B
May đồng phục phù hợp ngành F&B

Đầu tiên nói về thiết kế đồng phục cửa hàng thức ăn nhanh , đồng phục thuộc nhóm này được thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ về các họa tiết, những hình ảnh được in trên bộ đồng phục ở cửa hàng thức ăn nhanh thường được nhìn thấy là slogan và logo của cửa hàng đó.

Ví như slogan của cửa hàng KFC “Vị ngon trên từng ngón tay” – giúp kích thích tính tò mò của khách hàng khi muốn được một lần nếm thử mùi vị của món ăn. Ngoài ra logo được in trên áo đồng phục áo thun giúp nhận diện được thương hiệu riêng của cửa hàng.

Màu sắc đồng phục của cửa hàng thức ăn nhanh

Điểm nhấn chung ở những bộ đồng phục của cửa hàng thức ăn nhanh chính là màu sắc, màu sắc được nhiều cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng chủ yếu là màu đỏ, vàng, cam.

Theo nghiên cứu, những màu sắc trên thường kích thích não bộ, làm gia tăng các hoạt động, kích thích sự thèm ăn, khách hàng cảm nhận được sự thoải mái, được chào đón và có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Đó cũng là lý do logo, màu tường, màu khăn trải bàn, màu áo đồng phục của các cửa hàng được dùng màu đỏ, vàng, cam.

Chất liệu thường được sử dụng may áo đồng phục là vải cá sấu, vải cotton.

Hai loại vải này có độ co dãn cao, sợi vải mềm mại, có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc, mặc áo đồng phục với chất liệu vải như trên nhân viên cửa hàng có thể thoải mái bưng bê, hoạt động nhiều mà không có cảm giác khó chịu, bí bách.

1.1 Vải cotton may áo thun đồng phục

Vải cotton thường được chia làm ba với những đặc điểm

+ 100% cotton: loại vải này làm bằng chất liệu 100% cotton, có khả năng thấm hút cực kỳ cao, rất thích hợp với thời tiết nhiệt đới nóng bức ở Việt Nam. Vì được kết cấu từ 100% cotton nên giá thành loại vải này rất cao, có thể được gọi là mặt hàng vải cao cấp.

2. Các loại vải

+ Cotton 65/35: Đúng như tên gọi loại vải này chứa 65% xơ cotton và 35% còn lại là xơ PE. Loại vải này cũng có tính chất thấm hút cao, do kết cấu vải từ cotton vẫn còn chiếm đến 65%. Vải cotton 65/35 thường được sử dụng may áo cao cấp.

+ PE: hay còn được gọi là vải Polyster được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp. Loại vải này dày dặn, có khả năng chống thấm nước cao. Vải PE hoàn toàn khắc phục được những hạn chế qua thời gian dài sử dụng như ít bị nhăn nhúm hay nhàu đi. Giá thành của loại vải này lại rất rẻ so với vải cotton. Vì vải PE dày dặn, chống thấm nước nên khi sử dụng để may mặc thường gây cảm giác nóng bức, nhất là đối với những người hoạt động nhiều, hoạt động ngoài trời.

Phụ kiện đi kèm đồng phục

Thêm một điểm đặc trưng của các cửa hàng thức ăn nhanh đồng phục thường đi kèm với nón lưỡi trai giúp nhân viên trong tư thế gọn gàng, không vướn tóc khi di chuyển phục vụ, cũng như đảm bảo vệ sinh.

2.1 May đồng phục cho quán trà sữa, cà phê

Hiện nay có rất nhiều loại hình quán trà sữa, cà phê với cách thức kinh doanh, quy mô khác nhau. Nên việc thiết kế, may đồng phục cho nhân viên quán góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thương hiệu, điều đó thể hiện mức độ chuyên nghiệp của quán.

Đồng phục cho quán trà sữa, cà phê

Màu sắc được sử dụng để may đồng phục cho quán trà sữa, cà phê thường linh hoạt, phù hợp với màu của thương hiệu trà sữa, cà phê đó.

May đồng phục với thiết kế cổ áo đứng hoặc cổ tròn thường được sử dụng nhiều. Đồng phục có thể bo tay, phối màu theo màu chủ đạo của quán, logo và slogan thường được đi kèm như một cách quảng bá thương hiệu mà không cần chi thêm chi phí quảng cáo.

• Vị trí đặt logo phù hợp sẽ phát huy tối đa lợi ích khi sử dụng cách in, thêu logo, slogan trên áo.

• Vị trí bên trên ngực trái: đây là vị trí được các doanh nghiệp đặt logo khá nhiều, là vì trí đối diện tầm nhìn, ngoài ra logo đặt ngay trái tim thể hiện sự tận tâm, nhiệt tình, đây cũng là vị trí ít cọ xát giữ cho logo luôn sạch sẽ và ít bị phai màu.

• Vị trí sau lưng: ở vị trí này thường được sử dụng đối với những logo to và những câu slogan quá dài

• Vị trí tay áo: khi đặt logo ở vị trí tay áo thường thì cổ tay áo sẽ được bo tròn giúp cho áo đồng phục thêm phần thu hút hơn.

Đồng phục cho quán trà sữa, cà phê (2)

Về chất liệu được sử dụng để may đồng phục thường phải đảm bảo sự thông thoáng, co dãn, thoải mái cho nhân viên khi mặc.

Vải cotton, vải cá sấu, thun trơn, thun lạnh thường được dùng để may áo đồng phục.

• Vải cotton: thường được sử dụng nhiều vì vải mặc mát, có tính thấm hút cao.

• Vải cá sấu: dòng vải cá sấu 100 cotton có sợi vải mềm, đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Dòng vải cá sấu 65/35 và 35/65 vì còn chứa thành phần sợi cotton nên khi mặc khá dễ chịu và thoáng mát.

Tạp dề thường được sử dụng màu tối, đi kèm áo màu sáng, phụ kiện đi kèm với áo đồng phục giúp bảo vệ áo đồng phục được sạch sẽ. Tránh bám thức uống, ngoài ra còn đem lại vẻ thời trang cho nhân viên.

Thiết kế tạp dề: có ba loại tạp dề ngang ngắn, tạp dề ngang dài, tạp dề yếm, tùy theo sở thích, nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đặc may thêm túi, dây cột nơ,…

Màu sắc tạp dề: thường được sử dụng các màu tối như đen, xanh đen, nâu, …

2.2 May đồng phục cho nhà hàng – khách sạn

Đồng phục dành cho nhân viên nhà hàng là một trong những đặc thù mà khách sạn phải trang bị cho nhân viên của họ. Tùy theo phương hướng kinh doanh mà nhà hàng sẽ đặt may đồng phục theo nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau.

Tại Sao Phải Có Đồng Phục Bếp ? 3
Đồng phục cho nhân viên nhà hàng, khách sạn

Hiện nay, để có thể sỡ hữu một bộ đồng phục nhà hàng nhiều nhà hàng có thể mua đồng phục may sẵn, hoặc đặt may đồng phục cho nhân viên mình. Mua đồng phục may sẵn có thể giúp giảm chi phí, giảm thời gian chờ đợi tuy nhiên lại khó có thể chọn đúng size, đúng kiểu, hay chất liệu vải phù hợp.

Khi đặt may đồng phục nhà hàng có thể dễ dàng thiết kế mẫu áo, logo, phù hợp với hình ảnh của nhà hàng, ngược lại chi phí có thể cao hoặc thấp tùy vào nhu cầu của nhà hàng.

Đồng phục nhân viên nhà hàng, khách sạn

2.2.1 Đồng phục nhà hàng thường được chia làm 3 loại:

Đồng phục quản lý: quản lý là người ở bộ phận cấp cao, chịu trách nhiệm điều hành nhân viên. Là bộ mặt đại diện của nhà hàng nên thường đồng phục của họ được thiết kế chỉn chu, lịch thiệp và chuyên nghiệp.

• Áo vest: vải tuytsi và vải kaki chun thường được sử dụng để may áo vest. Đặc tính có độ co dãn, tốt, bền đẹp, sang trọng và giữ màu tốt.

• Áo sơ mi: ở sơ mi ở mảng nhà hàng- khách sạn thường được may bằng vải kate vải kate có nhiều loại như kate Mỹ, kate silk, kate polin,… Tuy nhiên vải kate mỹ được chuộng may áo sơ mi nhiều nhất vì đặc tính thấm hút mồ hồi cao, ít nhăn, màu sắc đa dạng.

Thiết kế sử dụng áo vest ở ngoài kèm áo sơ mi trắng ở trong giúp phần tạo tính chuyên nghiệp của nhà hàng.

2.2.2 Đồng phục nhân viên phục vụ

Vải kaki, vải kate, vải cotton là những loại vải thường được chọn để sử dụng may đồng phục nhà hàng. Do chúng ít nhăn, thấm hút tốt, và giữ được màu lâu.

Đồng phục nhân viên phục vụ nhà hàng thường bao gồm áo sơ mi, áo ghi-lê bên ngoài, quần dài. Có thể kèm theo nơ hoặc mũ tùy phong cách khác nhau của mỗi nhà hàng.

• Áo sơ mi: áo sơ mi nhân viên cũng được may bằng vải kate vì đặc tính ít nhàu, nhưng lại có độ co dãn cao.

• Áo gilê: áo gilê thường được may bằng vải kaki. Bên trong thường được lót vải dù, đây là chất liệu thấm hút cao, cho cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Áo gilê thiết kế hướng đến sự tối giản, với form áo gãy gọn, hai túi áo chìm bên trong áo. Ngoài ra có thể đính một hàng khuy nổi bật ở phía trước áo, làm tăng thêm độ tinh tế

Đẹp, sang trọng, tươi sáng, sạch sẽ là những tiêu chí được đưa ra khi thiết kế may đồng phục nhà hàng.

2.2.3 Đồng phục bếp

Một bộ đồng phục bếp bao gồm đầy đủ: Mũ, áo, tạp dề tạo nên sự hài hòa cho người đầu bếp.

• Mũ đầu bếp: có nhiều loại khác nhau: loại cao, thấp, ít nhăn, loại nhiều nếp gấp. Những chiếc mũ đầu bếp là phụ kiện không thể thiếu. Chúng giữ cho tóc của họ được gọn gàng, sạch sẽ, ngoài ra còn thể hiện tính thẩm mỹ cao.

• Áo đầu bếp: khi nhắc đến đầu bếp người ta thường nghĩ ngay đến màu trắng, áo được may bằng chất liệu cotton có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra với thiết kế hai lớp áo, giúp bảo vệ da của người đầu bếp được tốt hơn. Áo được thiết kế với form rộng rãi, tạo sự thoải mái khi hoạt động trong gian bếp.

• Tạp dề: tạp dề là một phụ kiện không thể thiếu khi nhắc đến đầu bếp. Tạp dề tuy nhìn mỏng manh nhưng lại có tác dụng rất tốt khi sử dụng trong gian bếp. Tạp dề đầu bếp giúp tránh khói lửa, dầu ăn, …

Đồng phục nhà hàng, doanh nghiệp cũng là một hình thức marketing không quá đắt khi dành cho những nhà hàng muốn khẳng định thương hiệu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.

Savi Fashion chúng tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế đồng phục, in may đồng phục, cũng như có kinh nghiệm chọn được loại vải nào phù hợp với nhiều ngành nghề để may đồng phục đúng ý theo yêu cầu của khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN SAVI FASHION – Nâng tầm Sắc Việt

Hotline: 0924 99 26 99

Địa chỉ : 490 A, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://savifashion.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *