Thuật ngữ vải thun mè hẳn rất xa lạ với nhiều người mặc dù được sử dụng rộng rãi xung quanh chúng ta, vậy bây giờ hãy cùng Savi Fashion tìm hiểu tổng quan về đặc điểm, tính chất, cách phân loại và các ứng dụng của loại vải đặc biệt này nhé.
1. Vải thun mè và các đặc tính nổi bật của nó
Vải thun mè trong tiếng Anh là Bird’s Eye Pique Fabric, là loại vải có các lỗ nhỏ li ti như các hạt mè. Vải có tính co dãn, độ đàn hồi tốt và thoát ẩm nhanh với nguyên liệu chính là sợi PE tổng hợp được pha thêm sợi cotton và sợi spandex.
Là chất liệu được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực thời trang thể thao. Với tính chất co dãn, đàn hồi tốt , thoát ẩm nhanh và hầu như không bị nhăn. Form áo vẫn được giữ rất tốt dù hoạt động mạnh như tập thể thao.
Thêm nữa, vải này có độ bền cao, thoáng khí và có thể co dãn theo cơ thể người mặc, tạo cảm giác linh hoạt, thoải mái và không bí bách phù hợp cho người tập luyện thể thao.
2. Đặc điểm của vải thun mè
Cùng Savi Fashion xét tổng quan về các ưu nhược điểm của vải thun mè để có thể chọn mua vải phù hợp nhất với yêu cầu của bản thân nhé!
2.1 Ưu điểm của vải thun mè
2.1.1 Khả năng co giãn tốt
Vải có khả năng co giãn tốt, mặc vừa vặn ôm cơ thể. Người sử dụng sẽ có cảm giác thoải mái và linh hoạt trong các vận động, tập luyện thể thao.
2.1.2 Tính thoáng khí
Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt kế thừa từ các tính chất của sợi cotton và spandex, cùng với thiết kế các lỗ mè nhỏ li ti trên toàn bộ bề mặt vải. Do đó vải thun mè hút ẩm, thoáng khí tốt không tạo cảm giác bí bách cho người sử dụng.
2.1.3 Độ bền cao
Sự kết hợp giữa sợi cotton và spandex tạo cho vải thun mè có độ bền cao với tính chất co dãn và đàn hồi. Những tính năng kế thừa này cho mà vải thun mè có thể chịu được các tác động mạnh mà ít bị hư tổn và dãn nở.
2.1.4 Ít bị nhăn, nhão do các tác động từ bên ngoài
Không phải loại vải đặc biệt chống nhăn hiệu quả như các loại vải sợi nhân tạo nhưng vải cũng có khả năng chống nhăn tốt hơn so với các loại vải khác. Bảo quản, vệ sinh đúng cách là cách giữ cho vải luôn phẳng, mịn màng.
2.1.5 Có khả năng kháng khuẩn, nấm mốc
Kế thừa tính chất từ sợi cotton và spandex cho vải khả năng khử mùi, khử khuẩn tốt hơn so với các loại vải thông thường khác. Để duy trì được đặc tính này, người dùng cần phải bảo quản, vệ sinh đúng cách, tránh tiếp xúc với các chất bụi bẩn và vi khuẩn để có thể giữ được các tính năng ban đầu cho vải.
2.2 Nhược điểm của vải thun mè
2.2.1 Khó tái sử dụng
Khả năng co dãn đặc biệt vì vậy trong quá trình giặt, vệ sinh nhiều lần, sợi spandex bên trong sẽ mất đi tình đàn hồi, dẫn đến tình trạng co rút và giãn nở không đều. Do đó, vải sẽ khó giữ được hình dáng ban đầu và không thể tái sử dụng nhiều lần.
2.2.2 Độ co dãn, đàn hồi không quá cao
Mặc dù có thể co dãn nhưng chỉ ở mức độ đủ vừa và tốt chứ không phải loại vải chuyên biệt về đàn hồi, co dãn. Nên mua trang phục làm từ vải có kích thước phù hợp, tránh vận động quá mạnh thì vải vẫn có thể đáp ứng nhu cầu tốt.
2.2.3 Chống nhiệt kém
Dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, cần phải lưu ý bảo quản tránh sử dụng ở nơi có nhiệt độ cao, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
3. Ứng dụng của vải thun mè trong lĩnh vực thời trang
Với giá thành không quá cao và có nhiều đặc tính tốt, chất lượng cao nên được các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng trong nhiều sản phẩm, phong phú trong nhiều lĩnh vực
3.1 Vải thun mè may áo thun đồng phục
Sử dụng vải thun mè các sản phẩm đồng phục cho nhân viên. Đặc biệt vải thun mè được sử dụng để may áo thun đồng phục đa dạng mẫu mã, đầy đủ kiểu dáng mà các bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên trang web của Savi Fashion
3.2 Vải thun mè may trang phục thể thao
Khả năng co dãn tốt, vải thun mè được các nhà sản xuất ưa dùng trong các trang phục thể thao như:
• Quần áo tập gym, tập yoga
• Áo đấu đá bóng
• Trang phục bóng rổ, bóng chuyền
• …
3.3 Vải thun mè may đồ lót
Thành phần sợi cotton thân thiện, an toàn cho da với độ mềm mại, thoáng mát do đó được sử dụng sản xuất các loại quần áo lót nam, nội y tạo cảm giác thoải mái nhất cho người dùng.
3.4 Sản phẩm nội thất
Các loại đồ dùng nội thất như ghế sofa, ghế đẩu, ga trải giường cũng được sản xuất từ vải thun mè.
3.5 Đồ dùng bảo hộ và y tế
Các sản phẩm như khẩu trang, găng tay và quần áo bảo hộ được may từ vải thun mè nhờ tính chất kháng khuẩn, kháng ẩm và tạo độ thông thoáng cho người sử dụng.
4. Phân loại vải thun mè
4.1 Vải thun mè phân loại theo kiểu dệt
Tuỳ theo hình dạng, kích thước các “hạt mè“ trên bề mặt vải mà ta có thể phân loại thành nhiều dạng như:
• Vải mè nhí: là loại vải thường sử dụng để may quần áo thể thao. Vải có những hạt nhỏ li ti, ít nhăn và có độ bền cao.
• Vải mè caro: có các rãnh nhỏ hình caro, to hơn vải mè nhí. Co dãn tốt, thoáng khí, chống nhăn là các đặc điểm của loại vải này, ứng dụng để may các quần áo chống nắng và quần áo đá bóng.
• Vải mè bóng: bề mặt trơn mịn, có rãnh nhỏ trải đều khắp mặt áo, thường dùng may quần áo thể thao, loại trang phục mỏng.
• Vải mè kim: thiết kế các loại nhỏ hình lỗ kim nằm cách đều nhau, sử dụng may quần áo đồng phục, đồ thể thao.
• Vải thun mè cá sấu: cũng có các rãnh nhỏ li ti nhưng là hình oval giống mắt cá sấu hay mắc chim. Làm từ 100% bằng vải sợi PE nên kế thừa các đặc tính thông thoáng, độ bền cao.
4.2 Vải thun mè phân loại theo độ co dãn
Đặc điểm co dãn chia vải thun mè thành 2 loại:
4.2.1 Vải thun mè 2 chiều
Loại vải này co dãn theo chiều ngang, áo ít bị mất form trong thời gian sử dụng dài, giá thành khá rẻ, ứng dụng làm các loại áo đồng phục, áo thể thao.
4.2.2 Vải thun mè 4 chiều
Có thể co dãn theo chiều ngang và chiều dọc, tạo cảm giác thông thoáng, mềm mại ít bị kích ứng da. Nhưng giá thành khá cao và dễ hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
5. Các lưu ý trong cách bảo quản vải thun mè
Là loại vải đẹp, mềm mịn, có độ co giãn đặc biệt nhưng cũng rất dễ hư hỏng nếu bảo quản sai cách.
Dưới đây là một số cách bảo quản và các lưu ý được Savi Fashion tìm hiểu mà các bạn có thể tham khảo:
Giặt vải thun mè nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh tay có thể làm co dãn vải quá mức dẫn đến tình trạng biến dạng, xù lông. Nếu giặt bằng máy thì nên để ở chế độ nhẹ và tránh vắt khô hoặc giặt ở chế độ mạnh.
Tránh giặt bằng nước nóng: có thể gây hiện tượng co vải, do cơ bản nguyên liệu chính là sợi PE chịu nhiệt kém.
Tránh sử dụng các loại thuốc tẩy, bột giặt quá mạnh và đổ trực tiếp lên bề mặt vải. Thay vào đó nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ và không có các chất tẩy trắng để tránh tình trạng phai màu và ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Không sử dụng máy sấy vải và nên để khô tự nhiên. Nhiệt độ của máy sấy tạo ra tiếp xúc với vải trong thời gian dài khiến chất lượng vải kém đi.
Nên phơi vải ở nên thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Trên đây là bài tổng quan về vải thun mè, các đặc tính, ứng dụng và các cách phân loại mà đồng phục Savi Fashion đã tìm hiểu và tóm gọn lại.
Hi vọng có thể giúp các bạn có cái nhìn bao quát để hiểu thêm về loại vải này, có thể làm việc hoặc chọn mua loại vải phù hợp với mình nhất.
Vải thun mè là loại vải tốt, phổ biến trên thị trường, lưu ý cách bảo quản để có thể tiết kiệm chi phí cũng như giữ được đồ bền để nâng cao tuổi thọ của vải.
6. Savi Fashion – Công ty may đồng phục uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
“Chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi trong quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bền vững.
Và, chú trọng vào khâu sản xuất chính là một móc xích quan trọng mà Savi Fashion luôn ưu tiên hàng đầu khi nói về CHẤT LƯỢNG.”
Savi Fashion chuyên cung cấp trọn gói Tư vấn – Thiết kế – May/in/thêu đồng phục
• Áo thun đồng phục
• Áo thun sự kiện
• Áo thun team building
• Áo sơ mi đồng phục
• Nón/mũ doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN SAVI FASHION – Nâng tầm Sắc Việt
– Hotline: 0924 99 26 99
– Địa chỉ : 490 A, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
– Website: https://savifashion.vn/